Sức Khỏe

Phơi nhiễm có nguy hiểm không? 

7624

Khi nhắc đến phơi nhiễm, người ta sẽ nghĩ ngay đến căn bệnh HIV, viêm gan B, Viêm gan C. Nếu khi chúng ta bước vào giai đoạn phơi nhiễm không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết về phơi nhiễm, hãy cùng theo dõi.

Phơi nhiễm là gì ?

Phơi nhiễm chính là một khái niệm khá quen thuộc với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người chưa nắm rõ phơi nhiễm là gì? Thực chất đây là một khái niệm trong lĩnh vực Y học dùng để chỉ sự tiếp xúc ban đầu với vùng da của người bị bệnh như với máu, với dịch của nhwungx người mắc bệnh. Khi bước vào giai đoạn phơi nhiễm khả năng bạn nhiễm bệnh là rất cao.

Phơi nhiễm có nguy hiểm không?
Phơi nhiễm là gì? 

Phơi nhiễm là khái niệm được sử dụng đối với các bệnh như viêm gan B, viêm gan C và HIV. Cụ thể trong các trường hợp sau đây:

  • Bạn bị kim đâm vào da trong quá trình lấy máu, truyền dịch cho người nhiễm bệnh.
  • Các dụng cụ dao mổ, dụng cụ y tế dùng để phẫu thuật cho người bị bệnh khiến da bạn bị thương.
  • Ống thủy tinh đựng máu của bệnh nhân vỡ tiếp xúc trực tiếp với vùng vết thương hở.
  • Máu hoặc dịch của người nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C tiếp xúc với mắt, mũi, họng hoặc những vết thương hở.
  • Tiếp xúc da thịt với kim tiêm đã qua sử dụng có chứa virus HIV, viêm gan B, viêm gan C.
  • Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV, viêm gan C, viêm gan B.

Trong trường máu hoặc dịch của người nhiễm bệnh tiếp xúc với vùng da không bị tổn thương, vùng da lành thì bạn không bị phơi nhiễm và không có nguy cơ mắc bệnh.

Khi bị phơi nhiễm rất nguy hiểm, nếu không được kịp thời xử lý vết thương thì sẽ bị nhiễm bệnh. Chính vì vậy bạn cần nắm rõ cách xử lý khi bị phơi nhiễm, đảm bảo an toàn cho bản thân mình.

Cách xử lý khi bị phơi nhiễm

Xử lý vết thương tại chỗ

Xử lý vết thương tại chỗ vô cùng quan trọng, nó quyết định rất lớn bạn có nhiễm bệnh hay không. Khi nghi ngờ mình bị phơi nhiễm, bạn hãy thực hiện sơ cứu cho bạn thân như sau:

Phơi nhiễm có nguy hiểm không?

  • Khi kim tiêm hoặc các vật sắc nhọn đâm vào da, hãy tiến hành rửa vùng da bị thương dưới nước sạch nếu có xà phòng diệt khuẩn thì bạn có thể sử dụng. Tuyệt đối không nặn vùng da bị thương, hãy để chúng trực tiếp chảy ra ngoài.
  • Đối với trường hợp máu, dịch của người bị bệnh bắn lên vùng da bị tổn thương bạn không được chà và cọ vùng da đó.
  • Nếu dịch, máu bắn lên niêm mạc mắt hãy rửa với nước sạch hoặc sử dụng dung dịch nước muối Nacl 0.9% để sát khuẩn tối thiểu 5 phút. Lưu ý không được dùng tay dụi mắt.
  • Máu, dịch của người nhiễm bệnh bắn vào khoang họng hãy khạc nhổ dịch ra ngoài và sát khuẩn miệng bằng nước muối. Không được đánh răng vì chân răng rất mẫn cảm có thể dễ bị chảy máu, có vết thương hở.
  • Dịch, máu của người bị bệnh bắn lên vùng da sạch bạn cũng không được chủ quan mà hãy rửa bằng nước sạch.

Đánh giá mức độ nguy hiểm của phơi nhiễm

Tùy thuộc vào từng trường hợp bạn sẽ đánh giá được mức độ phơi nhiễm cao hoặc thấp.

  • Nguy cơ phơi nhiễm cao:
  • Vùng da đó bị thương, có vết thương hở, có chảy máu
  • Dịch và máu của người nhiễm bệnh tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương.
  • Nguy cơ phơi nhiễm thấp:
  • Tổn thương bề mặt nhưng chỉ ngoài ra, không chảy máu
  • Máu, dịch bệnh bắn vào niêm mạc da lành không hở.
  • Máu dịch bắn vào vùng da không bị thương

Cách điều trị phơi nhiễm hiệu quả nhất

Khi bị phơi nhiễm, bạn cần điều trị kịp thời để tránh trường hợp nhiễm bệnh.

Phơi nhiễm có nguy hiểm không?
Cách điều trị phơi nhiễm

Điều trị phơi nhiễm HIV

Người bị phơi nhiễm HIV sẽ được điều trị bằng phương pháp dự phòng để ngăn chặn nguy cơ bị bệnh. Sau khi phát hiện có nguy cơ phơi nhiễm, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Điều trị phơi nhiễm HIV tốt nhất từ 1 – 6 tiếng sau khi dính máu, dịch của người bệnh muộn nhất là 72 tiếng. Điều trị phơi nhiễm càng sớm thì nguy cơ mắc bệnh càng thấp.

Thường thường điều trị phơi nhiễm HIV sẽ kéo dài trong vòng 4 tuần. Trong quá trình điều trị phơi nhiễm cần tuân thủ không để nhiễm bệnh cho người khác. Có rất nhiều phác đồ điều trị phơi nhiễm, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm bạn sẽ được sử dụng pháp đồ hợp lý.

Trong quá trình điều trị phơi nhiễm, bạn cần tuân thủ:

  • Xét nghiệm máu.
  • Đo chỉ số men gan
  • Xét nghiệm đường huyết có trong máu.

Người bệnh sẽ phải tiến hành xét nghiệm HIV theo các mốc thời gian quy định. Sau 6 tháng nếu âm tính với Virus HIV, thì sẽ được loại bỏ khả năng mắc bệnh.

Điều trị phơi nhiễm viêm gan B, C

Với việc điều trị phơi nhiễm viêm gan B hoặc viêm gan C thì tiêm Globulin là biện pháp tốt nhất. Globulin là một loại miễn dịch giúp ngăn ngừa bệnh trong các trường hợp như:

  • Bị máu, dịch của người bệnh bắn vào mắt hoặc miệng.
  • Trẻ sơ sinh được sinh ra từ người mẹ mắc viêm gan B
  • Người bị dính máu của người bệnh nhiễm viêm gan B khi làm nhiệm vụ.

Đối với viêm gan C hiện nay chưa có thuốc tiêm chủng đặc trị. Tuy nhiên khi nghi bị phơi nhiễm viêm gan C bạn sẽ được sử dụng Immunoglobulin IG để điều trị phơi nhiễm. Nếu như bạn được trị liệu sớm bằng peginterferon thì khả năng phục hồi và khỏi bệnh sẽ cao hơn rất nhiều.

Các liệu pháp này nên được áp dụng muộn nhất sau 12 tuần hoặc 24 tuần kể từ ngày bị phơi nhiễm. Nếu như tuân thủ nghiêm ngặt các pháp đồ điều trị của bác sĩ bằng peginterferon, bệnh nhân sẽ có cơ hội hồi phục nhanh hơn và tránh chuyển biến nặng.

Biện pháp phòng tránh phơi nhiễm hiệu quả

Ngoài các biện pháp chống phơi nhiễm bạn cũng cần trang bị cho mình những kiến thức để phòng bệnh hiệu quả.

Phơi nhiễm có nguy hiểm không?
Tiêm vacxin là biện pháp phòng ngừa viêm gan B hiệu quả nhất hiện nay

Biện pháp phòng tránh phơi nhiễm hiệu quả

  • Tuân thủ các quy  tắc vệ sinh an toàn trong quá trình sử dụng ống tiêm, kim tiêm.
  • Tuyệt đối Không dùng chung ống tiêm, kim tiêm, nước uống hay các dụng cụ y tế đã qua sử dụng khi chưa được sát trùng. Tuân thủ nguyên tắc an toàn: 1 người – 1 kim tiêm mới/1 bơm tiêm mới.
  • Vứt bỏ kim tiêm, ống truyền đã qua sử dụng đúng quy cách và không tái sử dụng chúng.
  • Xử lý các thiết bị y tế theo đúng quy chuẩn, nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình. Cần phân loại các rác thải ý tế đúng quy trình.
  • Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân dễ bị lây nhiễm như dao cạo hay bàn chải. Các vật dụng này rất dễ dính máu và nước bọt.
  • Bạn cần sử dụng thuốc ARV theo yêu cầu của chuyên gia để dự phòng nhiễm HIV.
  • Nhân viên y tế cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa về bệnh lây qua đường máu và dịch tễ. Luôn đeo găng tay và đồ bảo hộ khi đang làm nhiệm vụ.
  • Phải quan hệ tình dục an toàn, nhằm đảm bảo sức khỏe. Bạn tuyệt đối không được chủ quan với sức khỏe của mình.
  • Nếu như có nhu cầu xỏ khuyên, xăm mình hay châm cứu, cần lựa chọn cơ sở uy tín, sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Trẻ em và người lớn cần được tiêm vắc xin ngừa viêm gan B.

Để tránh phải nguy cơ lây bệnh, bạn cần nắm rõ cách xử lý khi bị phơi nhiễm đồng thời hiểu rõ “phơi nhiễm là gì?”. Hãy trang bị những kiến thức quan trọng để bảo vệ bản thân thật tốt.

0 ( 0 bình chọn )

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm